Những lưu ý khi xây nhà yến mà chủ đầu tư cần biết

Xây nhà yến là một việc vô cùng quan trọng: “nếu thành công thì có thu nhập lâu dài, nếu thất bại thì mang nợ còng lưng”. Bởi vậy, bà con xây nhà yến cần lưu ý những điểm sau để giảm bớt rủi ro khi xây nhà nuôi yến.

Vị trí xây nhà yến

Đây là vấn đề then chốt để quyết định đến 80% thành công của nhà yến.

Không phải nhà yến xây ở chỗ nào cũng có thể dụ yến và thành công đâu bà con ạ. Bà con cần chọn vị trí xây nhà yến ở vùng có khí hậu phù hợp: miền trung, tây nguyên, tây nam bộ,…cho đến các tỉnh miền tây. Còn miền bắc cũng xây được nhưng đến mùa đông thì chim hay bị chết do lạnh quá, thiếu nguồn thức ăn. Làm xong đến mua đông chứng kiến cảnh chim bị chết thì đau điếng người luôn.

Vị trí xây nhà yến tốt nhất gần ruộng đồng, vườn tược, ao hồ, biển,…để chim yến có nguồn thức ăn côn trùng đa dạng, phong phú và dồi dào quanh năm.

Điều nữa bà con cần lưu ý: Hiện nay tại Việt Nam, ngành dẫn dụ yến đã được cơ quan nhà nước quan tâm và đưa vào diện quản lý, quy hoạch vùng. Vì vậy, những nhà yến mới xây sẽ hạn chế hoặc không được phép xây dựng trong khu dân cư, khu đô thị nữa. Với những nhà yến cũ đã xây trước thời điểm ra quy định thì vẫn được duy trì, nhưng đã bị cảnh báo quản lý về sử dụng âm thanh (không sử dụng loa cửa, loa phóng nữa).

Xem thêm: Xây nhà yến mùa nào là hợp lý nhất

Diện tích xây nhà yến

Diện tích miếng đất xây nhà yến cũng là điều bà con cần chú ý.

Nuôi chim yến không giống như nuôi chim bồ câu hoặc nuôi chim cảnh, mà chúng ta cần phải xây một ngôi nhà lớn giống như nhà cho chúng ta ở vậy á, thậm chí nó còn rộng hơn nhiều nhà ở đất thành thị nữa.

Diện tích đất xây nhà yến bà con nên có là từ 70m2; diện tích phổ biến là 100m2.

Chiều ngang của thửa đất nên từ 4m trở lên (thuận lợi để làm chuồng lượn cho chim).

Nhà yến diện tích nhỏ quá thì không thỏa mãn kỹ thuật hoặc chi phí quá cao trong khi tiến độ phát triển đàn của chim lại chậm. Khả năng tạo ra nguồn thu thụ động chậm hoặc thấp không như kì vọng.

Xem thêm: Nên xây nhà yến mấy tầng là tốt nhất?

Kỹ thuật thi công nhà yến

Thi công kỹ thuật nhà yến đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm nhé bà con. Không phải cứ người ta làm sao mình về ghi chép rồi làm lại y chang là được đâu bà con.

Xây nhà yến cần phải xử lý để tạo môi trường cho chim yến: Ẩm, Nhiệt, Sáng, Khí, Âm.

Với mỗi vùng, mỗi hướng sẽ bị tác động môi trường khác nhau về mấy thứ này. Bởi vậy, để cân bằng được thì người kỹ thuật nhà yến cần phải có kinh nghiệm xử lý, tính toán để điều chỉnh phần cứng cho phù hợp.

Nếu bà con không có kinh nghiệm trong mảng này thì nên tìm một kỹ thuật có tâm để thuê họ làm phần kỹ thuật cho chắc ăn.

Chứ làm sai rồi sửa thì coi như tiền bỏ sông bỏ biển. Ví dụ như mua thiết bị không đúng: gỗ ẩm dễ mốc, loa dởm, âm tùm lum, đi dây loa không đúng kỹ thuật,…

Nói chung, không chuyên môn thì không nên tự làm nhé bà con.

Vốn để làm nhà yến

Đây là điều rất cần bà con cân nhắc nè. Không nên máu quá mà vay mượn 100% rồi làm cho có với người ta.

Xây nhà nuôi yến cần khá là nhiều tiền. Chúng tôi đánh giá đây là số tiền rất lớn, có khi là tiết kiệm của cả gia đình trong suốt thời gian dài á.  Bởi vậy, để sử dụng nó thì bà con cân nhắc nhé: Phải có tiền 70% tổng chi phí trở lên thì mới nên làm.

Xem thêm: Xây nhà yến cần bao nhiêu tiền?

Vì xây nhà yến cần thời gian để chim yến sinh sống và phát triển bày đàn, cho nhiều tổ thì bà con mới có nguồn thu nhập chứ. Trong khi đó, nhà yến thông thường cần bỏ đi 2 năm đầu tiên không tính đến việc sinh lời nha bà con.

Bắt đầu từ năm thứ 3 mới gọi là nhà yến đi vào ổn định, bắt đầu sinh lời cho chủ đầu tư.

Bà con quyết định xây nhà yến thì trước tiền cần xác định KIÊN TRÌ, chờ đợi cho ngày cho quả ngọt.

Vâng, đó là 4 lưu ý khi xây nhà yến mà chúng tôi muốn bà con cần quan tâm và đưa ra tính toán của riêng mình.

Xem thêm: Nên xây nhà yến ở đâu là tốt nhất?