Xây nhà nuôi yến có cần phải xin phép không?

Nhiều bà con muốn xây nhà nuôi yến những vẫn còn đang mơ hồ về vấn đề này. Thậm chí, có những người xây xong rồi, nhà yến hoạt động rồi nhưng lại gặp phải khó khăn với cơ quan quản lý nhà nước do chưa tuân thủ pháp luật khi đầu tư xây nhà yến. Chính vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con ngay từ bước đầu để tránh sự phiền toái sau này.

Thông tư quy định của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khi đầu tư xây nhà yến

Theo quy định tại điều 3 của Thông tư số 35/2013 củ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì:

1. Chủ cơ sở nuôi chim yến phải khai báo với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là Phòng chuyên môn cấp huyện), nơi có cơ sở nuôi chim yến theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Thời điểm khai báo

a) Tổ chức, cá nhân khai báo lần đầu khi cơ sở mới bắt đầu nuôi chim yến;

b) Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đã nuôi chim yến trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực phải khai báo chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 2013;

c) Khi có sự thay đổi về quy mô của cơ sở nuôi chim yến (diện tích nhà nuôi, số lượng chim yến), tổ chức, cá nhân nuôi chim yến phải khai báo chậm nhất vào ngày 30 tháng 10 hàng năm.

3. Vị trí xây dựng mới cơ sở nuôi chim yến

Tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở để nuôi chim yến kể từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực phải phù hợp với quy hoạch hoặc được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Như vậy, bạn muốn nuôi chim Yến thì phải khai báo vói Phòng NN và PTNT huyện. Riêng vê vị trí cở sở thì phải phù hợp quy hoạch và có văn bản đồng ý của UBND huyện.

Bà còn các tỉnh – huyện cần lưu ý khi xây nhà yến

Để đảm bảo việc xây nhà nuôi yến hợp pháp, ngoài thủ tục xin giấy phép xây dựng (XD) theo quy định, còn phải chọn vị trí ngoài khu vực nội thành, nội thị, xa khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở y tế, khu dân cư đông đúc. Đồng thời, phải giữ khoảng cách hợp lý đối với bệnh viện, trường học, công sở, nơi tôn nghiêm tín ngưỡng, khu bảo tồn, di tích văn hóa, khu lưu niệm…

Về điều kiện XD, vị trí XD phải đáp ứng theo quy định của dự thảo và Luật XD 2014. Chủ đầu tư được cấp phép XD công trình nhà nuôi chim yến trên đất trồng cây hàng năm tại khu vực nông thôn. Trường hợp trong đô thị, khu dân cư tập trung đông người thì phải có ý kiến đồng thuận của cộng đồng dân cư xung quanh trong phạm vi bán kính 50m và phải có xác nhận của chính quyền địa phương về địa điểm XD. Việc XD phải đảm bảo các điều kiện về môi trường, phòng cháy, chữa cháy.

Đối với quy định về môi trường, các tổ chức, cá nhân nuôi chim yến có quy mô diện tích nhà nuôi từ 500m2 trở lên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt; quy mô từ 50m2 đến dưới 500m2 phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình UBND cấp huyện thẩm định, xác nhận trước khi triển khai XD. Trường hợp nhà nuôi nhỏ hơn 50m2 thì không phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảo các điều kiện như: vị trí đảm bảo khoảng cách cách ly tối thiểu 200m đối với bệnh viện, trường học, công sở, nơi tôn nghiêm tín ngưỡng, trong phạm vi bán kính 1.000m đối với các khu bảo tồn, di tích văn hóa, khu lưu niệm; thực hiện đúng mục đích sử dụng đất hoặc đăng ký biến động đối với đất nông nghiệp.

Trong quá trình nuôi chim yến, ngoài đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y và phòng, chống dịch bệnh, phải thu gom, xử lý chất thải phát sinh theo quy định. Đối với âm thanh dẫn dụ, cường độ âm thanh không được vượt quá giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn theo QCVN 26:2010/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn). Theo đó, giới hạn tối đa cho phép trong thời gian từ 6 – 21 giờ đêm là không quá 70dBA, từ 21 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau không quá 55dBA. Để hạn chế tiếng ồn, khuyến khích sử dụng thiết bị âm thanh bằng sóng siêu âm để dẫn dụ chim yến.

Hồ sơ cần chuẩn bị để xin giấy phép xây dựng nhà yến

Sau khi chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ liệt kê ở mục trên thì tổ chức, cá nhân chủ cơ sở nuôi yến cần chuẩn bị những hồ sơ kèm theo dưới đây:

  • Đơn đề nghị cấp phép xây dựng nhà nuôi yến theo mẫu quy định.
  • Bản sao công chứng các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
  • Bản sao công chứng bản chụp chính 02 bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt gồm:
  • Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50-1/500 có kèm theo sơ đồ định vị vị trí của dự án.
  • Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của dự án nhà nuôi yến vẽ theo tỷ lệ 1/50-1/200.
  • Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50-1/200, các mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, còn các sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện là tỷ lệ 1/50-1/200.
  • Kế hoạch bảo vệ môi trường với diện tích nhà yến dưới 500m2.
  • Lập báo cáo tác động môi trường với quy mô nhà yến trên 500m2.

Trường hợp bản thiết kế cơ sở xây dựng nhà nuôi yến đã được thẩm định thì các bản vẽ thiết kế là bản sao các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được phê duyệt. Với những công trình có tầng hầm thì hồ sơ thẩm định cần kèm theo bản sao văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng. Điều này sẽ đảm bảo bảo an toàn cho công trình và công trình khác ở khu vực lân cận. Còn với những công trình được xây dựng liền kề thì cần kèm theo có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối cho công trình liền kề.

Các bước xin giấy phép xây dựng nhà yến 

Quy trình xin giấy phép xây dựng nhà yến cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước dưới đây.:

Bước 1: Tìm hiểu về khu đất xây dựng

Hiện nay, rất nhiều địa phương đã ban hành quy định vùng xây dựng nuôi chim yến như TPHCM, An Giang, Kiên Giang, Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên, … Vì vậy, chủ đầu tư cần xác định khu đất xây dựng có được phép hay không. Bạn cần liên hệ với UBND huyện hoặc Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện nơi trực tiếp quản lý khu đất để xác minh.

Khu đất đủ điều kiện xây dựng nhà nuôi yến phải đáp ứng được những tiêu chí sau:

+ Không nằm trong vùng quy hoạch, giải tỏa trong tương lai đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước đó.

+ Khu đất được phép xây dựng đúng với mục đích sử dụng đã quy định trước đó.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà yến

+ Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ mà chúng tôi đã giới thiệu ở mục II.

Bước 3: Nộp hồ sơ

+ Bạn nộp hồ sơ trực tiếp lên UBND huyện.

+ Hoặc nếu không có thời gian, có thể nhờ các Công ty xây dựng nhà yến uy tín hỗ trợ. Chỉ cần bỏ ra một ít chi phí, chủ đầu tư sẽ nhanh chóng làm xong thủ tục.

Bước 4: Đợi phản hồi từ cơ quan chức năng.

+ Hồ sơ của bạn sẽ được xem xét trong vòng vài ngày đến 1 tuần, sau đó trả lại nếu như đạt yêu cầu.

+ Nếu thiếu hoặc sai thông tin bạn cần bổ sung, sửa chữa và cần chờ thêm một thời gian nữa.

+ Sau khi hồ sơ được trả, chủ đầu tư mới được phép khởi công xây dựng công trình.

Trên thực tế, một số khu vực sẽ có văn bản hướng dẫn riêng để phù hợp với tình hình phát triển của khu vực đó. Chúng tôi đã thi công nhiều khu vực trải dài từ miền trung trở vào tới miền đất cuối Cà Mau. Chính vì vậy, chúng tôi cũng nắm bắt được những yêu cầu của hầu hết các khu vực hiện nay.

Bà con cần tư vấn hãy Bấm Gọi ngay 0976.746.368 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm: Chi phí xây nhà nuôi yến khoảng bao nhiêu tiền?